DANH MỤC
- 1 Cao huyết áp nguyên phát là gì ?
- 2 Các triệu chứng cơ bản của bệnh cao huyết áp nguyên phát là gì
- 2.1 1.Thời kỳ đầu không có triệu chứng gì hoặc triệu chứng rất nhẹ khi phát hiện, dễ bị bỏ qua:
- 2.2 2. tổn thương về tim, não, và thận là những biến chứng thường thấy.
- 2.3 3. Sự năng nhẹ của bệnh không đi đôi với mức độ cao thấp của huyết áp cao:
- 2.4 4. Tuổi mắc bệnh càng trẻ, thì tiên lượng càng xấu:
- 2.5 5. Cần phải điều trị hợp lý lâu dài:
- 3 Tóm lại
Cao huyết áp nguyên phát là gì ?
Bài viết liên quan
- Những người nào dễ bị cao huyết áp
- Người bệnh cao huyết áp, nên ăn uống như thế nào cho hợp lý
- Huyết áp thấp tư thế là gì ? Nguyên nhân & Cách dự phòng
Cao huyết áp nguyên phát hay thường gọi là bênh cao huyết áp, chỉ một loại bệnh độc lập, cơ chế phát bệnh còn chưa rõ, trong lâm sàng lấy triệu chứng huyết áp tăng cao là chính. Bệnh này chiếm 95% số người bệnh cao huyết áp, chủ yếu do sức cản của động mạch nhỏ ngoại biên tăng cao gây nên, sự gia tăng của dung lượng máu và lượng bài xuất của tim là yếu tố thứ yếu.
Bệnh cao huyết áp là bệnh mạn tính có nguy hại rất lớn, có đặc điểm phát bệnh rất đặc biệt. Tuy nhiên, nếu được phát hiện và điều trị sớm sẽ có ý nghĩa rất lớn đối với việc khống chế bệnh tình và kéo dài tuổi thọ. Bệnh cao huyết áp có các đặc điểm sau:
Các triệu chứng cơ bản của bệnh cao huyết áp nguyên phát là gì
1.Thời kỳ đầu không có triệu chứng gì hoặc triệu chứng rất nhẹ khi phát hiện, dễ bị bỏ qua:
Rất nhiều người bị bệnh cao huyết áp không có triệu chứng gì ở thời kỳ đầu, chỉ khi kiểm tra sức khoẻ hoặc đi khám các bệnh khác mới ngẫu nhiên phát hiện huyết áp cao. Cũng có một bộ phận người bệnh, chỉ biểu hiện ở các triệu chứng nhức đầu, đầu căng, chóng mặt hoặc căng nhẹ ở sau gáy, nếu bác sĩ khám không chú ý thì rất dễ bỏ qua.
2. tổn thương về tim, não, và thận là những biến chứng thường thấy.
Người mắc bệnh cao huyết áp, nếu không điều trị đúng phương pháp, thường dẫn đến những tổn thương về tim, não, thận. Tổn thương về tim ở thời kỳ đầu biểu hiện tâm thất có thể dày lên, đến thời kỳ cuối thì tim to ra và có thể bị suy tim, nếu kèm thêm bệnh mạch vành thì thường xuất hiện cơn đau thắt vùng tim. Tổn thương về thận ở thời kỳ đầu có hiện tượng nước tiểu nhiều nbumin, có một ít hồng cầu và trụ hình. Ở thời kỳ cuối phát hiện một loạt các triệu chứng như protein máu nhiễm độc nước tiểu, thiếu máu, phù, trúng độc axit… Biến chứng hệ thống thần kinh thường thấy là nghẽn mạch máu não, xuất huyết não, tỉ lệ tử vong rất cao.
3. Sự năng nhẹ của bệnh không đi đôi với mức độ cao thấp của huyết áp cao:
Có một số người bệnh cao huyết áp thể nhẹ, tuy tâm thất dày lên và có tổn thương các cơ quan nội tạng khác, nhưng không cảm thấy có triệu chứng gì , hoàn toàn giống như người bình thường. Ngoài ra các tai biến mạch máu não, suy tim, suy thận cũng không phải đều xảy ra đối với tất cả người bệnh cao huyết áp nặng, có một số người bệnh cao huyết áp không đơn thuần dựa vào trị số huyết áp cao hay thấp và mức độ tự cảm thấy các triệu chứng nói chung, mà phải xem xét một cách tổng hợp trị số huyết áp và mức độ tổn thương các cơ quan thực thể, như vậy mới có được phán đoán chính xác.
4. Tuổi mắc bệnh càng trẻ, thì tiên lượng càng xấu:
Niên hạn sinh tồn trung bình tự nhiên của những người bị cao huyết áp chưa qua điều trị là 20 năm, 15 năm đầu thường không có biến chứng rõ rệt. Vì tuổi bắt đầu mắc bệnh của các người bệnh cao huyết áp khác nhau, nên ảnh hưởng đối với tiên lượng có độ sai khác rất lớn. Mắc bệnh ở độ tuổi cao thì ảnh hưởng đối với tiên lượng nhỏ, mắc bệnh ở tuổi càng trẻ, tiên lượng càng xấu.
5. Cần phải điều trị hợp lý lâu dài:
Do nguyên nhân gây bệnh cao huyết áp chưa hoàn toàn rõ ràng, sự khác nhau về cá thể được phương án điều trị tốt nhất, do đó cần phải kiên trì nguyên tắc cá thể hoá, điều trị một cách hợp lý lâu dài, thậm chí suốt đời, như vậy sẽ có ý nghĩa rất lớn đối với việc kéo dài tuổi thọ và cải thiện vấn đề tiên lượng
thời kỳ đầu của bệnh cao huyết áp, chỉ có sự có giật của động mạch nhỏ toàn thân, thành mạch chưa có gì thay đổi rõ rệt về khí chất, do đó nếu kịp thời chữa trị thì hoàn toàn có thể chữa lành hoặc khống chế bệnh không tiến triển. Nếu huyết áp tiếp tục tăng nhiều năm không hạ xuống, thì thành động mạch do thiếu oxy va dinh dưỡng kém kéo dài, tính lưu thông và thẩm thấu của màng trong của động mạch sẽ tăng cao, màng trong và dần dần đông cứng, thành mạch do đó sẽ bị xơ cứng. Thành động mạch nhỏ bị xơ cứng dần dần dày lên và mất tính đàn hồi, lòng mạch sẽ dần dần hẹp lại, thậm chí bị tắc, dẫn đến huyết áp, đặc biệt là huyết áp tâm trương tăng liên tục, kéo dài.
Sự biến đổi bệnh lý về xơ cứng động mạch thường thấy trong tổ chức của các khí quản như thận, lá lách, gan, tim, tuỵ tuyến thượng thận, tuyến giáp trạng, thớ ngang và võng mạc. Mức độ biến đổi bệnh lý của mạch máu các khí quản cũng rất khác nhau, thường nặng nhất là tim, não và thận. Cho nên xuất huyết não, suy tim, suy chức năng thận là biến chứng nghiêm trọng thường thấy nhất ở thời kỳ cuối của bệnh cao huyết áp.
a ) Xuất huyết não: Lớp cơ và màng ngoài của động mạch nhỏ trong não không phát triển, thành mạch yếu ớt, các động mạch nhỏ trong não bị xơ cứng nếu kèm theo hiện tượng co giật thì dễ phát sinh thẩm thấu máu hoặc xuất huyết não. Xuất huyết não là biến chứng nặng nhất của bệnh cao huyết áp thời kỳ cuối. Vị trí xuất huyết phần lớn nằm ở nang trong và gần phần đáy, biểu hiện lâm sàng và liệt một bên và mất tiếng nói.
b ) Suy tím: Do tim ( chủ yếu là tâm thất trái ) phải tăng cường làm việc để khắc phục sức cản ngoại biên do động mạch bị xơ cứng gây nên, làm cho cơ tim phì đại có tính bù trừ; hành cơ tâm thất trái dần dần dày lên, buồng tim cũng to ra rõ rệt, trọng lượng tim tăng lên, khi cơ năng bù trừ không đủ, tạo thành bệnh tim cao huyết áp, lực co bóp của cơ tim giảm yếu nghiêm trọng làm cho tim bị suy kiệt. Do người mắc bệnh cao huyết áp thường kèm theo xơ vữa động mạch vành, khiến cho tim làm việc nặng lại ở trạng thái thiếu máu, thiếu oxy, do đó càng dễ phát sinh suy tim
c ) Cơ năng của thận kém: Do động mạch của cầu vào thận bị xơ cứng, khiến cho nhiều đơn vị thận ( tức cầu thận nhỏ và ống thận ), vì thiếu máu mạn tính mà teo lại, kèm theo sự tăng sinh của tổ chức sơ ( loại biến đổi bệnh lý này gọi là xơ hoá thận do cao huyết áp ). Đơn vị thận còn sót lại sẽ phìm to có tính bù trừ. Khi thận xơ hoá, trong nước tiểu của người bệnh xuất hiện tương đối nhiều anbumin và hồng cầu. Vào thời kỳ cuối của bệnh, do nhiều đơn vị thận bị tổn hại, khiến cho chức năng bài tiết của thận gặp trở ngại, các sản vật cuối cùng của quá trình trao đổi chất trong cơ thể không thể thải ra toàn bộ mà ứ lại, sự trao đổi nước muối và sự cân bằng axit – kiềm cũng bị rối loạn, xuất hiện chứng răng ure huyết ( Nhiễm độc nước tiểu ).
Tóm lại
các biến chứng vào thời kỳ cuối của bệnh cao huyết áp đều rất nghiêm trọng, vì thế đòi hỏi mọi người phải làm tốt công tác phòng ngừa và chữa trị bệnh cao huyết áp. Đối với người mắc bệnh cao huyết áp mạn tính, cần đề cao cảnh giác, bình thường ngoài việc theo dõi sự dao động của huyết áp ra, còn phảu thường xuyên kiểm tra công năng của tim, não và thận, để phát hiện sớm, chẩn đoán sớm và chữa trị sớm.